Giỏ hàng

Các lỗi thường gặp khi thi công tấm xi măng và cách khắc phục

Tấm xi măng hư hỏng do quá trình thi công mắc các lỗi không đáng có như: di chuyển tấm không đúng cách, bắn vít quá sâu,... Tìm hiểu cách thi công đúng kỹ thuật để đảm bảo công trình bền đẹp. 

Bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng tường, trần nhà bị nứt nẻ, bong tróc sau khi thi công tấm xi măng chưa? Hay đơn giản là cảm thấy không hài lòng với độ bền và thẩm mỹ của công trình? Những vấn đề này thường xuất phát từ những sai sót trong quá trình thi công. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết các lỗi thường gặp khi thi công tấm xi măng và đưa ra những giải pháp hiệu quả để khắc phục, đảm bảo công trình của bạn luôn bền đẹp và hoàn hảo.

1. Các lỗi thường gặp khi thi công tấm xi măng và cách khắc phục

1.1 Vật liệu bị thừa hoặc thiếu

Lỗi vật liệu thừa hoặc thiếu thường dễ xảy ra, bắt nguồn từ các nguyên nhân sau: 

  • Tính toán sai lệch: Việc ước lượng sai số lượng tấm xi măng cần thiết cho một diện tích cụ thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vật liệu.
  • Không tính đến hao hụt: Trong quá trình cắt, vận chuyển và thi công, tấm xi măng có thể bị vỡ, hỏng hoặc cắt thừa, gây ra tình trạng thiếu hụt vật liệu.
  • Thay đổi thiết kế: Việc thay đổi thiết kế trong quá trình thi công cũng có thể làm cho số lượng vật liệu đã chuẩn bị ban đầu trở nên không phù hợp.

Dẫn đến các hậu quả có thể kể đến như:

  • Thiếu vật liệu: Làm gián đoạn quá trình thi công, kéo dài thời gian hoàn thiện công trình, gây ảnh hưởng đến tiến độ.
  • Thừa vật liệu: Gây lãng phí về chi phí, khó khăn trong việc bảo quản và xử lý lượng vật liệu thừa.

Thầu thợ và gia chủ có thể khắc phục lỗi này bằng cách:

  • Đo đạc kỹ lưỡng: Sử dụng thước đo, máy đo laser để đo đạc kích thước một cách chính xác.
  • Vẽ bản vẽ chi tiết: Lập bản vẽ chi tiết để tính toán số lượng tấm xi măng cần thiết cho từng khu vực.
  • Tính toán hao hụt: Dự trù thêm 5-10% lượng vật liệu để phòng trường hợp xảy ra các sự cố như vỡ, hỏng hoặc cắt thừa.
  • Kiểm tra kỹ lưỡng trước khi thi công: Kiểm tra lại số lượng và kích thước của các tấm xi măng trước khi bắt đầu thi công. Sắp xếp các tấm xi măng theo một trật tự nhất định để dễ dàng kiểm soát và sử dụng.

Tính toán không kỹ lưỡng có thể gây thừa hoặc thiếu vật liệu

1.2 Dùng sai tấm xi măng

Lựa chọn kích thước tấm xi măng phù hợp với từng hạng mục công trình là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tính thẩm mỹ của công trình. Việc sử dụng sai kích thước có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

  • Tốn kém chi phí: Phải cắt bỏ hoặc mua thêm tấm xi măng, tăng chi phí nhân công.
  • Làm giảm tính thẩm mỹ: Các mối nối không đều, kích thước tấm không phù hợp với thiết kế.
  • Ảnh hưởng đến độ bền: Các mối nối không chắc chắn, dễ bị nứt vỡ.
  • Làm chậm tiến độ thi công: Phải mất thời gian để sửa chữa những sai sót do chọn sai kích thước.

Nguyên nhân dẫn đến lỗi

  • Thiếu kinh nghiệm: Người thi công chưa có kinh nghiệm trong việc lựa chọn kích thước tấm xi măng phù hợp với từng hạng mục công trình.
  • Chọn loại tấm xi măng không phù hợp: Sử dụng tấm xi măng có độ dày không phù hợp với yêu cầu chịu lực của công trình.

Cách khắc phục:

  • Tham khảo ý kiến chuyên gia: Hỏi ý kiến kiến trúc sư hoặc người có kinh nghiệm để lựa chọn loại tấm xi măng phù hợp với từng hạng mục công trình.
  • Xem xét đến tải trọng: Chọn tấm xi măng có độ dày phù hợp với tải trọng của công trình.

Sử dụng tấm xi măng độ dày không phù hợp là lỗi cơ bản thường gặp

1.3 Bắn vít quá sâu

Nguyên nhân:

  • Sử dụng loại vít không phù hợp: Vít quá dài hoặc quá ngắn và không có đầu khoan phù hợp.
  • Bề mặt thi công không đồng đều: Nếu bề mặt thi công không phẳng, việc điều chỉnh độ sâu của vít sẽ khó khăn hơn.

 Lỗi này không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của công trình mà còn có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác như:

  • Làm hỏng tấm xi măng: Vít bắn quá sâu có thể xuyên thủng tấm xi măng, gây ra các vết nứt hoặc lỗ thủng.
  • Làm giảm độ bền: Vít bắn quá sâu có thể làm yếu kết cấu của tấm xi măng, khiến chúng dễ bị bong tróc hoặc gãy vỡ.

Băn vít quá sâu có thể gây hỏng tấm

1.4 Đo cắt không chuẩn xác

Đo cắt không chuẩn xác có thể làm gò ép tấm xi măng khiến cho tấm không lắp đặt được, phải cắt lại hay sửa lỗi nhiều lần, gây tốn thêm công sức và thời gian sửa chữa.
Cách khắc phục: Đo đạc chính xác vị trí cần lắp đặt. Nếu bị sai lệch nên cắt lại trước khi bắt vít. Không được cố ép, để tránh vỡ nứt tấm hoặc ảnh hưởng thẩm mỹ khi hoàn thiện.

Đo cắt không chuẩn xác có thể gây hỏng tấm

1.5 Không chừa khoảng hở giữa các tấm

Việc thiếu khoảng hở này sẽ gây ra nứt nẻ do khi nhiệt độ thay đổi, tấm xi măng sẽ giãn nở hoặc co lại. Nếu không có khoảng hở, lực căng sẽ khiến tấm xi măng bị nứt nẻ.
Vì thế, khi lắp đặt tấm lên khung hãy luôn nhớ chừa lại khoảng cách giữa 2 tấm vào khoảng 3-5mm.

Luôn chừa khoảng hở giữa các tấm

1.6 Quá nhiều chỗ, đường tiếp nối

Lỗi quá nhiều chỗ, đường tiếp nối trong quá trình thi công tấm xi măng là một sai sót xảy ra khi chúng ta chia nhỏ tấm xi măng thành quá nhiều mảnh nhỏ để lắp đặt. Nguyên nhân có thể đến từ việc cách bố trí tấm xi măng không hợp lý, tạo ra nhiều đường nối không cần thiết hoặc người thi công chưa có kinh nghiệm. 
Cách khắc phục: Nên sử dụng tấm xi măng có kích thước lớn nhất có thể để giảm số lượng đường nối và chỉ cắt khi thật sự cần thiết và cắt theo đường thẳng, vuông góc.

1.7 Di chuyển tấm xi măng sai kỹ thuật

 Nhiều người có thói quen nhấc sản phẩm, vận chuyển sản phẩm ở trung tâm. Với vật liệu có kích thước lớn và mỏng như tấm Cemboard rất dễ xảy ra tình trạng đứt, gãy ở giữa tấm.
Khi khiêng tấm Cemboard nên có 2 người cùng khiêng và giữ cách đầu tấm 30cm. Không nhấc sản phẩm ở giữa vì dễ khiến tấm bị gãy.

1.8 Bảo quản tấm xi măng không đúng cách

Tấm Cemboard dễ bị cong vênh nếu được lưu trữ trực tiếp trên mặt đất ở những nơi ẩm thấp và không được che chắn đúng cách.
Do đó, nên lưu trữ Cemboard trên pallet hoặc giá đỡ bằng gỗ trên mặt sàn khô và bằng phẳng có phủ bạt phía trên. Không nên xếp chồng tấm Cemboard cao quá 1,5m và phải được xếp theo chiều dọc.

2. Lưu ý khi chọn mua tấm xi măng

2.1 Xác định mục đích sử dụng

Ứng với từng hạng mục công trình và mục đích thi công thì tấm xi măng cần sử dụng cũng sẽ khác nhau:

  • Đối với vách ngăn: Tấm xi măng mỏng, nhẹ thường được sử dụng làm vách ngăn nội thất.
  • Đối với hạng mục lót sàn: Tấm xi măng dày, chịu lực tốt hơn thường được dùng làm sàn.
  • Đối với mái nhà: Tấm xi măng có khả năng chịu nước, cách nhiệt tốt thường được dùng làm mái.

2.2 Kích thước và độ dày của tấm

Tấm xi măng thường được sản xuất với kích thước chuẩn là 1220x2440mm hoặc một vài độ dày sẽ có tấm cắt với kích thước 1000x2000mm (tấm 15mm lót sàn) hoặc 603x1210mm (tấm xi măng trần nổi 3.2mm, 3.5mm).
Độ dày tấm xi măng cũng là yếu tố quan trọng cần được chú ý vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình:

  • Tấm xi măng độ dày từ 3.2 - 4.5mm: Trần nổi, trần chìm.
  • Tấm xi măng độ dày từ 4.5 - 12mm: Vách ngăn, tường nội thất và ngoại thất.
  • Tấm xi măng độ dày từ 12 - 20mm: Sàn gác lửng, sàn trong nhà và ngoài trời.

Chọn tấm xi măng 

2.3 Khả năng chống nước, chịu ẩm của tấm

Đối với khí hậu nắng mưa thất thường như ở Việt Nam thì khả năng chống nước, chịu ẩm của tấm cũng là một trong số những lưu ý cần đặt lên hàng đầu. Đặc biệt, nếu thi công ở những nơi ẩm ướt, thường xuyên tiếp xúc với nước như phòng tắm, nhà bếp,... cần chọn loại tấm xi măng có khả năng chống ẩm, chịu nước tốt.

Tấm xi măng chống ấm, chịu nước tốt phù hợp với công trình ngoài trời

2.4 Khả năng chịu lực của tấm

Khi thi công sàn với tấm xi măng ngoài việc chọn độ dày phù hợp với khu vực thi công thì khả năng chịu lực của tấm cũng cần được quan tâm và chọn lựa kỹ lưỡng để tránh gây nứt vỡ, gãy tấm trong quá trình sử dụng, đảm bảo chất lượng công trình và an toàn cho người sử dụng.

Khả năng chịu lực của tấm rất quan trọng, đặc biệt với hạng mục thi công sàn

2.5 Thương hiệu, nguồn gốc và các chính sách liên quan

Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng công trình, cần tìm hiểu kỹ các thông tin sau trước khi ra quyết định mua tấm xi măng:

  • Thương hiệu uy tín: Nên chọn sản phẩm của các thương hiệu uy tín, có chất lượng đảm bảo.
  • Nguồn gốc xuất xứ: Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.
  • Các chính sách liên quan: Chính sách bảo hành, chính sách giải quyết khiếu nại, chính sách bán hàng, chính sách vận chuyển,...  của nhà phân phối để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.

Tấm xi măng SCG là thương hiệu uy tín từ Thái Lan

Như vậy, qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những lỗi thường gặp khi thi công tấm xi măng và các giải pháp khắc phục hiệu quả. Việc thi công tấm xi măng đúng cách không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình mà còn góp phần tăng tuổi thọ và độ bền của công trình. Nắm được các lưu ý này sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian trong quá trình thi công và sử dụng.