Giỏ hàng

Bật Mí 2 Phương Pháp Chống Thấm HIỆU QUẢ Cho Tấm Xi Măng

Tấm xi măng bị thấm nước nguyên nhân do đâu? Làm sao để khắc phục? Đừng lo! Khám phá ngay 2 phương pháp chống thấm hiệu quả nhất, bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi ẩm mốc và hư hỏng. 

Tấm xi măng có khả năng chịu nước khá tốt, nhưng không chống thấm tuyệt đối nên vẫn có thể xuất hiện tình trạng thấm nước, gây ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình. Đừng lo lắng, bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tối ưu nhất với 2 phương pháp chống thấm cho tấm xi măng hiệu quả cao mà bạn có thể tham khảo.

1. Tại sao tấm xi măng bị thấm nước?

1.1 Xử lý mối nối không kỹ

Nguyên nhân đầu tiên có thể làm cho tấm xi măng bị thấm nước là do các mối nối giữa các tấm xi măng, giữa tấm xi măng và các vật liệu khác không được xử lý kỹ càng sẽ tạo ra các khe hở, là nơi nước dễ dàng xâm nhập trong thời gian dài dẫn đến tấm bị hư hại. 

Xử lý mối nối không kỹ có thể làm ảnh hưởng xấu đến tấm xi măng

1.2 Chịu áp lực nước lớn trong thời gian dài

Khi tiếp xúc với áp lực nước quá lớn trong thời gian dài, tấm xi măng cũng có thể bị thấm. Tấm xi măng có khả năng chống nước, chịu ẩm, tuy nhiên vẫn cần thời gian để tấm thoát nước và trở về trạng thái ban đầu. Một khi phải chịu nước liên tục, tấm có thể xảy ra tình trạng nứt hay thậm chí là vỡ tấm.

Chịu áp lực lớn trong thời gian dài khiến tấm nhanh bị hư hỏng

1.3 Chất lượng tấm xi măng không tốt

Chất lượng của tấm xi măng cũng ảnh hưởng đến khả năng chịu nước. Các tấm xi măng được cấu tạo từ các thành phần không bền chắc, dẫn đến tấm có nhiều lỗ hổng sẽ dễ bị thấm nước hơn.

2. Bật mí 2 phương pháp chống thấm cho tấm xi măng

2.1 Chống thấm bằng sơn chuyên dụng

Sơn chống thấm là lớp bảo vệ vững chắc cho ngôi nhà, ngăn chặn hiệu quả tình trạng thấm dột do tác động của thời tiết. Lớp sơn này không chỉ kéo dài tuổi thọ của tường, sàn mà còn giữ cho ngôi nhà luôn mới đẹp, sạch sẽ, bảo vệ ngôi nhà bạn trước những hư hại do ẩm mốc.

Ưu điểm nổi trội của sơn chống thấm:

  • Thi công dễ dàng: Sơn chống thấm thường được pha sẵn, người thi công chỉ cần khuấy đều hỗn hợp lên và sử dụng. Hoặc cách pha chế hỗn hợp sơn chống thấm cũng theo một quy trình và tỉ lệ nhất định, không yêu cầu kỹ thuật cao hay máy móc phức tạp.
  • Tăng tính thẩm mỹ cho công trình: Sơn chống thấm có nhiều màu sắc khác nhau, giúp bạn dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với phong cách thiết kế của ngôi nhà.
  • Khả năng che phủ tốt: Mức độ che phủ của sơn chống thấm tốt, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của nước và độ ẩm, sơn chống thấm giúp kéo dài tuổi thọ của các bề mặt thi công, giảm thiểu tình trạng bong tróc, rạn nứt.

Sơn chống thấm bảo vệ công trình tối ưu trước thời tiết

Tuy nhiên, sơn chống thấm cũng có một vài điểm hạn chế sau:

  • Tuổi thọ không cao: Tuổi thọ của sơn chống thấm chỉ kéo dài khoảng 3 – 5 năm nên người dùng sẽ mất khá nhiều chi phí tu sửa và tái sơn sàn.
  • Dễ bị vón cục: Nếu để quá lâu, sơn sẽ dễ bị khô lại vón cục nên thợ thi công cần lưu ý trong quá trình thi công.

Hướng dẫn thi công chống thấm bằng sơn chuyên dụng:

  • Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Trước khi tiến hành sơn chống thấm, cần đảm bảo bề mặt thi công được vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo sơn bám dính trên bề mặt tốt nhất.

  • Bước 2: Thi công sơn chống thấm

Khuấy đều hoặc pha trộn sản phẩm theo tỷ lệ quy định của nhà sản xuất. Tiến hành thi công bằng ru lô, cọ hoặc thiết bị phun. Và tiến hành thi công từ 2-3 lớp và đảm bảo sao cho lớp trước phải khô rồi mới tiến hành thi công lớp tiếp theo (thời gian để khô một lớp cần tối thiểu 2-3h). 

Trộn đều hỗn hợp trước khi thi công

Còn đối với những khu vực có vết nứt lớn hoặc thường xuyên chịu tác động mạnh bởi ngoại lực thì nên được gia cố bởi một lớp lưới gia cường sau khi thi công lớp thứ nhất còn ướt rồi mới tiến hành thi công lớp tiếp theo.

Thi công từ 2-3 lớp sơn để đảm bảo hiệu quả chống thấm

2.2 Chống thấm bằng xi măng

Xi măng chống thấm là dạng hợp chất trộn sẵn gốc xi măng, pha với nước để tạo hỗn hợp dạng vữa có tác dụng chống thấm cho các bề mặt, được ứng dụng rộng rãi trong thi công và xử lý công trình như sân thượng, ban công,...

Ưu điểm của xi măng chống thấm:

  • Ngăn ngừa thấm dột: Ngăn chặn sự thấm dột, bảo vệ kết cấu bên trong công trình, tránh gây ẩm mốc, bong tróc sơn và các hư hỏng khác.
  • Tăng cường độ bền: Xi măng chống thấm giúp tăng cường độ bền cho công trình, chống lại sự xâm nhập của nước, hóa chất, muối và các tác nhân gây hại khác. 
  • Tăng tuổi thọ công trình: Nhờ khả năng chống thấm vượt trội, xi măng chống thấm giúp kéo dài tuổi thọ của công trình, giảm thiểu chi phí bảo trì, sửa chữa.

Nhược điểm của xi măng chống thấm:

  • Khả năng chống chịu rung lắc không tốt: Xi măng chống thấm chịu lực khá yếu khi kết cấu công trình bị rung lắc mạnh.
  • Không có khả năng co giãn: Sản phẩm sẽ không còn khả năng chống thấm nếu xảy ra tình trạng nứt gãy.

Hướng dẫn các bước thi công xi măng chống thấm:

  • Bước 1: Chuẩn bị bề mặt chống thấm

Làm sạch, loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt, đảm bảo khu vực chuẩn bị thi công khô ráo, không lẫn dăm gỗ, giấy hoặc bất kỳ tạp chất nào làm ảnh hưởng đến khả năng bám dính của xi măng chống thấm.

Vệ sinh bề mặt trước khi sơn chống thấm

  • Bước 2: Pha trộn hỗn hợp chống thấm

Trộn xi măng chống thấm với nước theo tỷ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất. Trong quá trình trộn xi măng, bạn cần phải chia nhỏ xi măng và trộn từ từ để tránh hiện tượng vón cục, gây hiện tượng nhám xù khi thi công.

  • Bước 3: Quét chống thấm 

Tiến hành quét lớp xi măng chống thấm đầu tiên, quét thật đều tay, dàn mỏng sau đó đợi khoảng 10 phút cho lớp xi măng thứ nhất khô, sau đó quét lớp sơn thứ 2. Khi quét xi măng, bạn cũng cần phải đảm báo lấp kín những lỗ hổng hoặc vết nứt trên tường, sàn, quét thật đều tay toàn bộ bề mặt công trình.

Quét lớp chống thấm thật đều tay

  • Bước 4: Bảo dưỡng lớp chống thấm 

Sau khi hoàn thiện, bề mặt nên được che phủ bằng nilon hoặc bao tải bảo để tránh bị khô quá nhanh và tránh những tác động từ bên ngoài làm hỏng lớp nước xi măng vừa mới quét.

3. Những lưu ý khi chống thấm cho sàn tấm xi măng 

3.1 Chọn vật liệu chất lượng

Sử dụng sơn chống thấm, xi măng và phụ gia chống thấm có thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng chống thấm cho công trình đạt mức tốt nhất cũng như giúp gia tăng tuổi thọ cho tường, sàn tấm xi măng.

3.2 Chuẩn bị bề mặt kỹ lưỡng

Chuẩn bị bề mặt trước khi thi công là bước vô cùng quan trọng nhưng có thể thường bị bỏ qua hay thực hiện qua loa, không kỹ càng. Việc vệ sinh sạch sẽ bề mặt giúp lớp sơn hay xi măng chống thấm bám dính tốt hơn, bề mặt cũng phẳng mịn và thẩm mỹ hơn.

3.3 Thi công đúng kỹ thuật

Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất và các quy trình thi công chuẩn để mang đến hiệu quả chống thấm tốt nhất cũng như gia tăng tuổi thọ cho công trình.

Thi công đúng kỹ thuật mang lại hiệu quả chống thấm tốt

3.4 Bảo dưỡng thường xuyên

Việc sử dụng các biện pháp chống thấm cũng có thời hạn, vì thế cần kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hiệu quả chống thấm. 

Chống thấm cho sàn tấm xi măng là một bước vô cùng quan trọng, tuy nhiên nhiều người có thể vô tình bỏ qua khâu này, gây ảnh hưởng đến độ bền cũng như tính thẩm mỹ của công trình. Qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã bỏ túi cho mình 2 bí quyết thi công chống thấm cho sàn tấm xi măng hiệu quả để mang đến những công trình chất lượng hơn.